Với địa thế quan trọng, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. K20 là một trong những nơi diễn ra phong trào đấu tranh cách mạng mạnh mẽ. Nhân dân khu căn cứ cách mạng K20 không những trực tiếp tham gia kháng chiến mà còn xây dựng nên hệ thống những đường hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, cất giữ vũ khí, lương thực,... Một số nơi vẫn còn tồn tại đến ngày nay và được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia như: nhà ông Huỳnh Trưng, nhà thờ bà Nhiêu, nhà thờ tộc Huỳnh, nhà bà Nguyễn Thị Hải,…
Chi Tiết Về Khu căn cứ cách mạng K20
Khu căn cứ cách mạng K20Chi TiếtCấp Quốc Gia
ĐNO - Năm 2010, Khu căn cứ cách mạng K20 (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. Nơi đây là di tích sống động về lịch sử hào hùng một thời của nhân dân thành phố.
Trong kháng chiến chống Mỹ, địa bàn căn cứ K20 gồm các xóm: Đa Phước (xóm Cát), Nước Mặn (xóm Đồng) (thường gọi chung là Đa Mặn) và một phần của làng Mỹ Thị, Bà Đa thuộc Quận 3 - thành phố Đà Nẵng. Năm 1964, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Quận ủy Quận 3 quyết định xây dựng Đa Mặn, Mỹ Thị, Bà Đa- trong đó, Đa Mặn là khu vực trọng yếu nhất để hình thành một căn cứ lõm cách mạng, lấy mật danh là K20.
Với địa thế quan trọng, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. K20 là một trong những nơi diễn ra phong trào đấu tranh cách mạng mạnh mẽ. Nhân dân khu căn cứ cách mạng K20 không những trực tiếp tham gia kháng chiến mà còn xây dựng nên hệ thống những đường hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, cất giữ vũ khí, lương thực,... Một số nơi vẫn còn tồn tại đến ngày nay và được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia như: nhà ông Huỳnh Trưng, nhà thờ bà Nhiêu, nhà thờ tộc Huỳnh, nhà bà Nguyễn Thị Hải,…
Ngày nay, khu căn cứ cách mạng K20 là một trong những địa chỉ đỏ giúp thế hệ trẻ ghi nhớ, hiểu rõ về công lao, tinh thần đấu tranh anh dũng, đoàn kết, sáng tạo của quân dân vùng Ngũ Hành Sơn nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung.