Mộ và miếu thờ Ông Ích Đường

Mộ và miếu thờ Ông Ích Đường
Lịch Sử
Khởi Công 1908
Hoàn Thành Không rõ
Nằm cạnh chợ Túy Loan cũ, thuộc thôn Túy Loan Đông (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), miếu thờ và nhà bia tưởng niệm Ông Ích Đường là nơi được người dân địa phương thường xuyên đến dâng hương tưởng niệm. Mộ và miếu thờ Ông Ích Đường được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 675/QĐ-BVHTTDL ngày 7-2-2013. Sự nghiệp của Ông Ích Đường ngắn ngủi nhưng ông đã để lại một dấu son trong trang sử chống Pháp của nhân dân đất Quảng. Ông được ghi nhận là một trong những chí sĩ, liệt sĩ, danh nhân của lịch sử dân tộc thời cận đại.

Chi Tiết Về Mộ và miếu thờ Ông Ích Đường

Mộ và miếu thờ Ông Ích Đường Chi Tiết Cấp Quốc Gia

Nằm cạnh chợ Túy Loan cũ, thuộc thôn Túy Loan Đông (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), miếu thờ và nhà bia tưởng niệm Ông Ích Đường là nơi được người dân địa phương thường xuyên đến dâng hương tưởng niệm. Mộ và miếu thờ Ông Ích Đường được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 675/QĐ-BVHTTDL ngày 7-2-2013. Sự nghiệp của Ông Ích Đường ngắn ngủi nhưng ông đã để lại một dấu son trong trang sử chống Pháp của nhân dân đất Quảng. Ông được ghi nhận là một trong những chí sĩ, liệt sĩ, danh nhân của lịch sử dân tộc thời cận đại.

Nhà bia tưởng niệm Ông Ích Đường tại thôn Túy Loan Đông, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Ảnh: Đ.G.H
Nhà bia tưởng niệm Ông Ích Đường tại thôn Túy Loan Đông, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Ảnh: Đ.G.H

Theo tư liệu của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hòa Vang cung cấp, Ông Ích Đường (1890-1908) sinh tại làng Phong Lệ, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng). Ông là cháu nội danh tướng Ông Ích Khiêm, con trai của Ông Ích Kiền, nghĩa sĩ Hội Cần Vương. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, Ông Ích Đường là người giỏi văn võ, có chí lớn, có đức độ bậc trượng phu, thường bênh vực người nghèo yếu, chống lại bọn cường hào ác bá, nên thường được nhân dân gọi một cách yêu quý là “cậu Đường”.

Vào năm Mậu Thân (1908), hưởng ứng phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ, Ông Ích Đường chỉ huy nhân dân Hòa Vang đi chống sưu thuế, đồng thời đi vây bắt viên quan “sâu dân mọt nước” tên là Lãnh Điềm. Song việc không thành, Ông Ích Đường bị bắt và bị xử chém. Ngày 11-5-1908, Ông Ích Đường bị giặc đưa ra xử ngay bên cạnh cây đa tại chợ Túy Loan (cũ) khi chợ đang đông để uy hiếp tinh thần dân chúng. Tại nơi hành hình, ông ung dung nói: “Dân nước Nam như cỏ cú, giết Đường này còn có trăm nghìn Đường khác. Bao giờ hết mía mới hết Đường!”, rồi quay mặt bảo tên đao phủ: “Đứa nào chém tao thì chém một nhát cho đứt”. Cái chết oanh liệt của người thanh niên yêu nước 18 tuổi này đã gây xúc động mãnh liệt đối với nhân dân.

Khi ông tuẫn nạn, ngay tại chợ Túy Loan, nhiều người dân tự mua vải trắng để tang ông. Có người như bà Trần Thị Diệp (ở Bồ Bản) bán hàng vải ở chợ Túy Loan tự động xé cả gánh vải trắng phát không cho những người tưởng niệm. Còn tên đao phủ chém ông bị ốm liền 3 tháng rồi chết. Sau đó dân chúng quanh chợ quyên tiền lập miếu thờ “Cậu Đường” với hai câu đối điếu đề trước cửa miếu: “Tinh thần thiên bất tử; Nghĩa khí thế trường sanh” (Tinh thần còn mãi mãi; Nghĩa khí sống đời đời).

Sau cơn bão Xangsane năm 2006, cây đa cổ thụ bên cạnh miếu bị quật ngã, ngôi miếu vì thế mà trở nên trơ trọi. UBND huyện Hòa Vang đã cho dựng lại cây đa, đồng thời cho xây dựng Nhà bia tưởng niệm Ông Ích Đường bên cạnh cây đa “nhân chứng lịch sử” để tưởng niệm người chí sĩ yêu nước.

Nguồn : Sưu tầm