Đình và Nhà thờ tiền hiền Lỗ Giáng

Đình và Nhà thờ tiền hiền Lỗ Giáng
Lịch Sử
Khởi Công 1471
Hoàn Thành 1476
Đình và Nhà thờ Tiền Hiền Lỗ Giáng còn lưu giữ một số bản phong sắc có niên đại từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại, một tấm biển được nhà Nguyễn sắc phong với 4 chữ lớn “Mỹ tục khả gia”, tạm dịch là “Phong tục tốt đáng khen”.

Chi Tiết Về Đình và Nhà thờ tiền hiền Lỗ Giáng

Đình và Nhà thờ tiền hiền Lỗ Giáng Chi Tiết Cấp Tỉnh

Đình và Nhà thờ Tiền Hiền Lỗ Giáng còn lưu giữ một số bản phong sắc có niên đại từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại, một tấm biển được nhà Nguyễn sắc phong với 4 chữ lớn “Mỹ tục khả gia”, tạm dịch là “Phong tục tốt đáng khen”.

Đình và Nhà thờ tiền hiền Lỗ Giáng - phường Hoà Xuân Quận Cẩm Lệ được thành lập từ năm 1471 là công trình di tích lịch sử cấp thành phố vào tháng 4/2007. Trong 2 cuộc kháng chiến đây là "Địa chỉ đỏ" của Cách mạng, nơi đây còn lưu giữ các bản sắc phong thời kỳ Minh Mạng đến Bảo Đại.

Làng Lỗ Giáng được thành lập từ đời Lê Thánh Tông 1476. Trong sách “Ô Châu Cận Lục” của Dương Văn An viết vào năm 1555, đã thấy xuất hiện tên Làng Lỗ Giáng. Làng Lỗ Giáng bấy giờ thuộc huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa.

{keywords}
Đình làng Lỗ Giáng

Theo gia phả các tộc họ và bia ký còn lưu giữ tại Chùa Lỗ Giáng, làng Lỗ Giáng được thành lập do các vị tiền Hiền của các tộc Dương, Hồ, Nguyễn, Phạm, Lê từ Thanh Hóa di cư vào khai khẩn đất đai để lập làng. Khi ổn định cuộc sống, các vị đã nghĩ đến việc cần xây dựng nơi thờ cúng thành hoàng và các bậc tiền nhân có công khai phá vùng đất này để cho dân làng bình an mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi và đây cũng là nơi để sinh hoạt cộng đồng, bàn chuyện làm ăn, giúp đỡ tương trợ nhau khi khó khăn hoạn nạn.

Sau khi chọn được mảnh đất phẳng đẹp ở đầu làng, bà con tộc họ cùng nhau góp công, góp của để xây dựng một ngôi đình và một ngôi chùa làng. Do điều kiện kinh tế bấy giờ còn khó khăn nên chỉ xây dựng đơn giản theo lối chòi canh gồ 4 cột, 2 kèo, mái lợp tranh, phần dưới để trống, phần trên làm nơi thờ cúng. Từ đó về sau, Đình và Nhà thờ Tiền Hiền được nhiều lần trùng tu tôn tạo. Đến năm Bảo Đại nguyên niên (1926), đình làng được mở rộng hơn, kiến trúc theo lối tam gian nhị h5, có tất cả 36 cột, 4 mái lợp ngói âm dương. Đình gồm có sân ngoài, sân trong rồi đến tiền đường, chánh điện và hậu tẩm. Bên trái Đình có nhà hội hương dùng làm nơi hội họp, cất giữ vật dụng của Đình. Phía ngoài Đình là cổng Đình, kiến trúc theo lối tam quan có đắp nổi 2 trụ tiêu biểu hai bên cổng, cổng giữa có 1 tầng lầu và bên dưới đắp nổi 3 chữ: &ldquoLỗ đình môn&rdquo. 

Cùng với ngôi đình, Nhà thờ Tiền Hiền Lỗ Giáng cùng được xây dựng ngay bên cạnh để thờ quan Thánh Đế Quân và thờ Phật. Nay nhà thờ cũng là nơi để thờ các vị tiền hiền đã có công khai phá khẩn hoang lập nên làng Lỗ Giáng. Về mặt kiến trúc, nhà thờ Tiền Hiền Lỗ Giáng rất giống với Đình được xây dựng theo lối chữ Đinh hay còn gọi theo dân gian là hình chuôi vồ. Bố cục nhà thờ được chia thành ba gian gồm tiền đường, chánh diện và hậu tẩm.

 

Đình và Nhà thờ Tiền Hiền Lỗ Giáng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử của địa phương trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và cả trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ. Đầu năm 1946, tổ chức tuần lễ quyên vàng, quyên đồng cũng diễn ra tại đình và đình còn là địa điểm bầu cử Quốc hội khóa I.

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đánh Mỹ, đình luôn là nơi thường xuyên tập trung anh em du kích, được điều động giúp đỡ, phối hợp bộ đội về đóng quân dừng chân tại Đình.

Đình làng Lỗ Giáng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử của đại phương trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và cả trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ. Dù có lúc, chiến tranh tàn phá nặng nề, chỉ còn sót lại cổng Tam quan, hậu tẩm đủ để đặt bát hương thờ cúng thần thành hoàng bổn xứ,…song, Đình làng Lỗ Giáng xứng đáng là “địa chỉ đỏ”, lừ nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ con cháu noi theo.

Không chỉ giúp chúng ta hiểu được quá trình hình thành và phát triển của làng Lỗ Giáng nói riêng và vùng đất phía Nam của thành phố Đà Nẵng nói chung, Đình và Nhà thờ tiền hiền Lỗ Giáng là một không gian văn hóa được gìn giữ, tôn tạo nhất định sẽ là điểm đến thường xuyên của những ai đau đáu trong lòng nghĩa cử đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Lá rụng về cội”…. 

Nguồn : Tổng hợp