Trường tiểu học An Phước

Trường tiểu học An Phước
Lịch Sử
Khởi Công 1908
Hoàn Thành 1945 (trùng tu lần cuối vào năm 2021)
Trường tiểu học An Phước tọa lạc tại thôn Cẩm Toại Trung, xã Hòa Phong, H.Hòa Vang, TP. Đà Nẵng và là nơi dạy chữ Quốc ngữ đầu tiên của Quảng Nam - Đà Nẵng

Chi Tiết Về Trường tiểu học An Phước

Trường tiểu học An Phước Chi Tiết Cấp Tỉnh

1. Hành trình trăm tuổi

Ngày trước trường có tên là Trường Tiểu học Cẩm Toại, về sau được đổi tên thành trường An Phước, một trong các trường mang tính chất nghĩa thục và tân học của đất Quảng ở đầu thế kỷ XX. 100 năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, từ một trường dân lập tranh tre nhỏ bé với 20 học sinh ở thôn Cẩm Toại, trường đã trở thành điểm sáng của ngành giáo dục cả nước, đào tạo ra hàng trăm nhân tài cho quê hương, đất nước.

Trường ra đời được 2 năm, phong trào chống thuế nổ ra, thực dân Pháp và tay sai ra sức đàn áp Phong trào Duy Tân, lùng bắt các sĩ phu tham gia phong trào, tiêu diệt các cơ sở có liên quan, nhiều trường tân học bị lính thực dân đến phá hủy hoặc phải tự đóng cửa. Trường Cẩm Toại hoạt động theo tôn chỉ của Duy Tân, may mắn vượt qua đợt khủng bố của thực dân nhờ tài ứng xử khôn khéo của ông Ấm Sáu, con trai cụ Đỗ Thúc Tịnh.

Ra đời và phát triển trong hoàn cảnh ngặt nghèo, trường lần lượt được công nhận là trường công lập vào năm 1926 rồi đổi thành sơ học, hoàn chỉnh bậc tiểu học với tên gọi École Cantonale d’An Phước.

VietKings – Niên lịch Việt Nam 2020] 112 năm thành lập trường tiểu học An  Phước, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng (14-6-1908 – 14-6-2020) -  VIETNAM GOLDEN BOOKS |
Hình ảnh trường tiểu học An Phước lúc chưa sửa chữa

Năm 1945, trong cuộc tổng khởi nghĩa ngày 16-8, thầy trò Trường Tiểu học An Phước cùng gần 5 ngàn người đã tập trung tại sân trường, xuống đường giành chính quyền. Trong những ngày hào hùng của mùa thu năm 1945, thầy và trò Trường An Phước cùng hòa mình vào làn sóng cách mạng.

Khi nước Việt Nam Dân chủ ra đời cũng là lúc trường bỏ tên tiếng Pháp đổi thành Trường Tiểu học An Phước. Từ năm 1947-1954 vì chiến tranh khốc liệt, trường không hoạt động ở địa điểm cũ, tuy nhiên các thầy, cô giáo cùng các cựu học sinh vẫn tổ chức các lớp phân tán trong các làng bị tạm chiếm như Bồ Bàn, Cẩm Toại, Đường Lâm...

Sau năm 1954, một số thầy trò Trường An Phước tập kết ra Bắc, còn phần lớn ở lại tham gia phong trào chống đàn áp. Năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, đây là thời kỳ đen tối nhất, hy sinh gian khổ nhất nhưng cũng là thời kỳ đất tranh oanh liệt nhất, vẻ vang nhất của nhân dân Hòa Vang trong đó có cựu học sinh Trường Tiểu học An Phước.

Kết thúc hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, hơn 400 liệt sĩ là cựu học sinh Trường An Phước đã ngã xuống. Không chỉ anh dũng trong đấu tranh, trường còn là điểm tựa để nâng bước cho hơn 100 cán bộ cao, trung cấp của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, trong đó có hơn 20 giáo sư, tiến sĩ khoa học nổi tiếng.

Đại tướng Võ nguyên Giáp cũng từng khẳng định: Trường An Phước là một nghĩa thục nổi tiếng suốt gần 100 năm nay, đã từng có những hy sinh và cống hiến lớn đới với sự nghiệp nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, giải phóng và xây dựng Tổ quốc”.

Niềm tự hào của bao thế hệ học sinh

Trải qua hơn 100 năm, Trường Tiểu học An Phước luôn là điểm sáng trong ngành giáo dục cả nước, được công nhận trường chuẩn quốc gia năm 2001.

Các thế hệ thầy trò Trường Tiểu học An Phước dù đi trước về sau, dù ở lại quê nhà hay đi xa muôn nẻo vẫn phát huy truyền thống quý báo của nhà trường. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đẵ tặng bằng khen cho trường tiểu học An Phước, đồng thời UBND TP Đà Nẵng đã công nhận ngôi trường là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

Công trình trường tiểu học An Phước khởi công từ đầu năm 2021, do UBND H.Hòa Vang làm chủ đầu tư với kinh phí 62,5 tỉ đồng từ vốn ngân sách thành phố, tổng diện tích sàn xây dựng 6.245m2 với 3 khu nhà (khu lớp học chính quy, khối hành chính, hội trường nhà đa năng). Trong đó, có không gian để hỗ trợ học sinh khuyết tật, phòng y tế, phòng nghỉ giáo viên, phòng truyền thống, khu hồ bơi, bia tưởng niệm của trường…

Diện mạo mới của trường tiểu học An Phước

Có thể nói, đây là ngôi trường nhỏ nhưng có ý nghĩa lịch sử lớn, là nôi dạy chữ Quốc ngữ vào loại sớm nhất Quảng Nam, đặt nền móng cho việc khai dân trí ở quê nhà. Trường Tiểu học An Phước đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của quê hương.

Nguồn : Sưu tầm