Đình làng Hòa Phú được xây dựng vào năm Nhâm Thân (1692), bằng vật liệu tranh tre, nứa lá. Đến năm 1962 (Nhâm Dần), qua quá trình sử dụng và biến đổi của thời gian, đình bị hư hỏng và được xây dựng lại bằng vật liệu kiên cố. Năm 2006, chấp hành chủ trương giải tỏa để phát triển đô thị, đình làng được chỉnh trang xây dựng mới, tọa lạc trên một khu đất rộng, thoáng với tổng diện tích khoảng hơn 2.167m2. Trong đình thờ các vị: Ngọc Long phi – Thượng Đẳng thần – Quan Tiền và Dũ Hậu.
Đình có các thành phần kiến trúc cơ bản của ngôi đình làng truyền thống Việt Nam như: cổng ngõ, bình phong, nơi tế tự, sinh hoạt nghi lễ. Tất cả được bố cục theo nguyên tắc đơn tuyến. Từ ngoài vào trong, các đơn nguyên kiến trúc được sắp xếp theo thứ tự từ cổng, đến bình phong, qua sân rộng mới vào công trình chính. Tất cả đều nằm trên trục dũng đạo, tạo thành một chiều sâu không gian và góp phần tạo vẻ uy nghiêm của chốn linh thiêng.
Đình làng Hòa Phú được xây dựng vào năm Nhâm Thân (1692), bằng vật liệu tranh tre, nứa lá. Đến năm 1962 (Nhâm Dần), qua quá trình sử dụng và biến đổi của thời gian, đình bị hư hỏng và được xây dựng lại bằng vật liệu kiên cố. Năm 2006, chấp hành chủ trương giải tỏa để phát triển đô thị, đình làng được chỉnh trang xây dựng mới, tọa lạc trên một khu đất rộng, thoáng với tổng diện tích khoảng hơn 2.167m2. Trong đình thờ các vị: Ngọc Long phi – Thượng Đẳng thần – Quan Tiền và Dũ Hậu.
Đình có các thành phần kiến trúc cơ bản của ngôi đình làng truyền thống Việt Nam như: cổng ngõ, bình phong, nơi tế tự, sinh hoạt nghi lễ. Tất cả được bố cục theo nguyên tắc đơn tuyến. Từ ngoài vào trong, các đơn nguyên kiến trúc được sắp xếp theo thứ tự từ cổng, đến bình phong, qua sân rộng mới vào công trình chính. Tất cả đều nằm trên trục dũng đạo, tạo thành một chiều sâu không gian và góp phần tạo vẻ uy nghiêm của chốn linh thiêng.
Về kết cấu kiến trúc chính, đình có chính điện chia làm 3 gian. Giống như kết cấu nhà khung gỗ Việt Nam, đình tạo thành từ hệ thống 36 cột gỗ và 02 bộ vì kèo phức tạp. Cách thức liên kết là nhờ vào hệ thống mộng và các con nêm tạo thành khung nhà vững chắc, chống được với gió bão. Bên trong, phần chính điện có 3 ban thờ: hai ban thờ tả và hữu ở hai bên và ban thờ hội đồng ở gian chính giữa. Ban thờ tả hoàn toàn được tạo tác bằng xi măng, vôi vữa gắn sát vào tường, trang trí hình long phụng, hoa lá, giữa viết hai chữ “Quang tiền”, hai bên có câu đối chữ Hán. Ban thờ hữu được trang trí hoàn toàn giống ban thờ tả, giữa ghi hai chữ “Dũ hậu”, hai bên là đôi câu đối còn khá rõ nét. Hai ban thờ này đều có chiều cao gần 3,4m và được trang trí bằng các biểu tượng long phụng. Ban thờ giữa, trên đầu được tạo hình cuốn thư với cảnh “lưỡng long triều nguyệt” và hình hoa lá được cách điệu. Dọc hai bên ban thờ, rìa ngoài là hình hai con rồng cuộn mình. Cạnh đó, là hình lưỡng phụng nằm song song hai bên, chầu vào phía giữa ban thờ. Giữ ban thờ có đắp nổi 3 chữ Hán “Thượng Đẳng Thần” và đôi câu đối ở hai bên. Mái lợp ngói xi măng, nóc được trang trí theo môtíp truyền thống “lưỡng long chầu nhật” với hình hai con rồng theo tư thế hồi long, uốn lượn vươn mình chầu vào biểu tượng mặt trời. Để thực hiện hình tượng này, các nghệ nhân dân gian đã sử dụng kỹ thuật đắp sành sứ tinh xảo, công phu. Bậc thang dẫn vào đình được giật 5 cấp và có đôi rồng đá trang trí hai bên. Phía trước sân đình là một bức bình phong được xây theo kiểu “cuốn thư” cao 2,7m, rộng 3m. Mặt phía trước đắp nổi hình long mã và được ghép bằng sành sứ. Hai bên có vẽ các biểu tượng tứ quý: tùng, cúc, trúc, mai.
Ngay bên trái của bình phong là khu mộ. Theo vị cao niên, đây là nơi an nghỉ của những bậc tiền hiền của làng. Trong khu mộ gồm có 6 ngôi mộ. Tất cả đều được xây đắp khang trang với kích thước 1,8m x 3,3m. Ở giữa là nhà bia. Nhà bia có 2 mái. Trên mỗi tầng mái đều có đắp nổi hình long, phụng. Toàn bộ khu mộ được bảo vệ bằng dãy tường rào bằng xi măng cao 1,2m. Ngay cổng ra vào có tượng cặp sư tử đá. Cổng Tam quan được làm theo môtíp truyền thống với 2 mái. Cổng cao 7m. Trên nóc chính có trang trí hoạt tiết “lưỡng long chầu nhật” và bờ nóc phụ có hình các con rồng. Tất cả trang trí trên mái đều được ghép bằng sành sứ. Ngay giữa cổng là phù điêu đắp nổi các chữ “Đình làng Hòa Phú” và bình đồ cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ. Trên thân cổng có 2 cặp câu đối.
Đình làng Hòa Phú được các nhà vua phong 16 sắc phong, nhưng do lâu năm đã bị hư hỏng mục nát 9 sắc, hiện tại đình còn lưu giữ được 7 sắc phong gồm các đời vua Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định.
Trong tâm thức mỗi người dân làng Hòa Phú xưa và nay, đình làng Hòa Phú đã trở thành vốn quý, tài sản chung, vì vậy, họ luôn có ý thức giữ gìn sự tôn nghiêm, tính “thiêng” của đình. Bên cạnh đó, kiến trúc của đình còn là nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho các hoạt động nghiên cứu nghệ thuật tạo hình dân gian, văn hoá dân gian địa phương.
Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, nhân dân làng Hòa Phú rộn ràng tổ chức lễ hội tại đình làng. Lễ hội đình làng Hòa Phú là dịp để ôn lại lịch sử, tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền nhân đã dày công khai phá xây dựng nên làng hòa Phú ngày nay. Đặc biệt, trong mùa lễ hội năm nay, đình làng Hòa Phú vinh dự được thành phố công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật. Đây là niềm tự hào và cũng là niềm vinh dự lớn lao cho làng Hòa Phú trong hơn bốn trăm năm lập làng và gìn giữ, tôn tạo, phát huy tinh hoa văn hóa truyền thốn
Nguồn: Sưu tầm