Đình Phú Thượng

Đình Phú Thượng
Lịch Sử
Khởi Công Không rõ
Hoàn Thành Không rõ
Đình Phú Thượng là nơi thờ cúng tổ tiên, lưu giữ nét văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh… của người dân 2 làng Phú Thượng Xã và Phú Thượng Thôn thuộc xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang.

Chi Tiết Về Đình Phú Thượng

Đình Phú Thượng Chi Tiết Cấp Tỉnh

 

 

Ngày 15-6-2012, đình được xếp hạng “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố”. Đình cũng được các triều đại phong kiến Việt Nam phong tặng 16 Sắc phong, và hiện còn lưu giữ lại 8 Sắc phong. Tuy nhiên đến nay, ngôi đình đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nên những Sắc phòng, các đồ tế lễ phải đem gửi, không trưng bày tại đình.

Việc cúng lễ và sinh hoạt văn hóa, tâm linh hằng năm của người dân gặp nhiều khó khăn và mất đi tính trang nghiêm. Đặc biệt, mỗi khi cúng lễ tại đình, những người tham gia luôn có cảm giác bất an, vì ngôi đình có thể đổ bất cứ lúc nào.

Ngày 15-6-2012, đình được xếp hạng “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố”
Ngày 15-6-2012, đình được xếp hạng “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố"
Đình tọa lạc trên diện tích khoảng 120m2. Về kiến trúc, Đình có lối kiến trúc 3 gian 2 chái theo kiểu đình Bắc Trung Bộ, lúc đầu mái đình lợp ngói âm dương, qua thời gian xuống cấp nên đến năm 1972, dân làng trùng tu, lợp lại bằng ngói xi-măng. Cột, kèo, xuyên, trính làm bằng gỗ mít.
Đình tọa lạc trên diện tích khoảng 120m2. Về kiến trúc, đình gồm 3 gian 2 chái theo kiểu đình Bắc Trung Bộ, lúc đầu mái đình lợp ngói âm dương, qua thời gian xuống cấp nên đến năm 1972, dân làng trùng tu, lợp lại bằng ngói xi-măng. Cột, kèo, xuyên, trính làm bằng gỗ mít. Trong ảnh: Đình Phú Thượng xuống cấp nghiêm trọng, phải dùng cây chống để tránh đổ sập
Bức Phù điêu trước của Đình
Bức bình phong trước cửa đình
Gian giữa thờ các vị thành hoàng, bên tả thờ tiền hiền, bên hữu thờ hậu hiền, hai bên trên thờ các bậc tiền nhân. Trung tâm là bàn hương án thờ các vị chức sắc thần nhân có công với dân với nước (gọi chung là thờ hội đồng). Trên trần có 1 long đình thờ sắc phong, trong đó, có 8/16 sắc phong còn nguyên vẹn.
Gian giữa thờ các vị Thành hoàng, bên tả thờ Tiền hiền, bên hữu thờ Hậu hiền, hai bên trên thờ các bậc tiền nhân. Trung tâm là bàn hương án thờ các vị chức sắc thần nhân có công với dân với nước. Tất cả đều đang trong tình trạng xuống cấp
những chiếc chiếu dùng khi tế lễ là vật dụng duy nhất còn để lại trong Đình.
Những chiếc chiếu dùng khi tế lễ là vật dụng duy nhất còn để lại trong đình. Các đồ tế lễ khác phải đem gửi, không trưng bày tại đình
Đình không có cổng, cửa người và gia xúc có thể ra vào tự do.
Đình không có cổng, cửa, người và gia súc có thể ra vào tự do

Nguồn : Sưu tầm