Miếu Cây Sung được xây dựng để tưởng nhớ đến vị tiền hiền làng Cẩm Lệ Phan Ngọc Lan (Phan Đại Quý Công), ông đã tham gia vào các công việc trong triều ngoài quận vào dừng chân ở đất Cẩm Lệ vào giữa thế kỷ XV khai khẩn đất đai, sinh cơ lập nghiệp đứng ra lập các xóm thuộc xã hiệu Cẩm Lệ và tên gọi "Miếu Cây Sung". Sau đó là tộc Lê, Lê Văn, tộc Mai, tộc Nguyễn, tộc Trần, Phan Hữu, tộc Đăng, tộc Hồ, tộc Phạm...được dân làng suy tôn là tiền hiền và các vị hậu hiền. Lần lượt tham gia các công việc làng xã, sinh cơ lập nghiệp sinh con đẻ cháu, lập làng xã. Xóm Cây Sung lúc đầu số dân còn thưa thớt, dần về sau từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVI thì số dân dần dần tăng lên.
Ngôi Miếu có 3 gian, gian giữa là hậu tẩm, hai bên tả ban và hữu ban ở phần tiền đàn, chung quanh có tường bao ba mặt. Tại gian giữa là hậu tẩm để thờ "Bà", chữ "Quang tiền", bên hữu có chữ "Dũ hậu". Theo di chứng của di tích Miếu Cây Sung hiện còn một gốc đa gần 500 tuổi nằm ngay sau lưng miếu. Cây đa cổ thụ có đường kính 1.75m, có 14 nhánh, đường kính mỗi nhánh từ 0.5 đến 0.55m
Miếu Cây Sung, phường Hòa Thọ Đông được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố vào ngày 26/11/2010.
Nguồn : Sưu tầm