Căn cứ lõm B1 Hồng Phước

Căn cứ lõm B1 Hồng Phước
Lịch Sử
Khởi Công 2017
Hoàn Thành Không rõ
Nằm về phía Tây Bắc, cách trung tâm TP .Đà Nẵng Nẵng khoảng 20 km, Khu di tích căn cứ lõm cách mạng B1 Hồng Phước luôn là “địa chỉ đỏ” để các thế hệ người dân Đà Nẵng và du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu.

Chi Tiết Về Căn cứ lõm B1 Hồng Phước

Căn cứ lõm B1 Hồng Phước Chi Tiết Cấp Tỉnh

Trong những ngày Tháng Năm lịch sử đoàn cán bộ lão thành cách mạng TP. Đà Nẵng đã đến với Khu căn cứ lõm cách mạng B1 Hồng Phước, trong đó có những người từng trực tiếp tham gia đánh giặc; trực tiếp cùng gia đình nuôi giấu cán bộ, chở che cán bộ, chiến sỹ ta hoạt động ngay giữa lòng địch.

Khu di tích căn cứ cách mạng B1 Hồng Phước là nơi đã ghi dấu ấn đậm nét của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là “nhân chứng” về tinh thần đoàn kết toàn dân đánh giặc, về sự gắn bó và tình nghĩa thủy chung của nhân dân dành cho cách mạng.

Để ghi nhận những hy sinh to lớn của người dân và sự hy sinh của cán bộ,

chiến sỹ ta, tháng 3/2016, UBND TP. Đà Nẵng đã quyết định xây dựng Khu Di tích này

làm nơi giáo dục truyền thống cách mạng và tri ân những người đã hy sinh.

Thăm lại nơi mình đã cùng nhân dân công tác, chiến đấu, Trung tá, Anh hùng

lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Phúc Ngôn xúc động, nhớ lại những người đã hy sinh

để bảo vệ, che chở cho mình và đồng đội....

 

Dù chịu nhiều hy sinh, nhưng người dân Hồng Phước chỉ có một  tấm lòng

"Trung kiên với Đảng, với cách mạng". Chính vì thế mà từ khi thành lập cho đến ngày quê hương giải phóng,

Khu căn cứ này chưa một lần bị vỡ, cơ sở không hề bị lộ, bí mật tập thể được giữ nghiêm ngặt nhất.


 

Bức tượng đồng Mẹ Dĩ và chiếc đèn "huyền thoại" của Mẹ liên tục thắp sáng mỗi đêm 

 để canh báo cho bộ đội ta. Bằng chiếc đèn này, mỗi đêm nếu không có địch thì mẹ thắp đèn lên,

bộ đội thấy đèn sáng thì về làng; ngược lại, nếu đèn nhà Mẹ không sáng có nghĩa là dịch đang bố ráp, truy lùng...

 


 

Sáng tạo độc đáo ở Hồng Phước là hầm bí mật 2 ngăn. Hầm được người dân

 công khai là để chống pháo, nhưng bên trên ngăn thứ nhất để nuôi giấu cán bộ, còn ngăn dưới

với cửa vào thông thường mới là nơi dân ẩn nấp khi có pháo bắn vào làng. Địch hoàn toàn không nghi ngờ

ở trên đầu mình là hầm bí mật có cán bộ, chiến sỹ ta ở.


 

Loại hầm bí mật khác ở đây là hầm dựa vào đồi cát sát tường nhà.

Lợi dụng địa hình có nhiều đồi cát, người dân cất nhà có vách tường dựa sát

vào đồi cát sau nhà để làm hầm bí mật nuôi giấu cán bộ mà địch không hề hay biết.


 


 


 

Hoặc một loại hầm bí mật khác được làm ngay trong đống rơm (rạ), ở ngoài cửa vào hầm

thường cột chú trâu. Theo người dân Hồng Phước, trâu rất thính và ghét mùi hơi của lĩnh Mỹ.

Khi lính Mỹ vào làng lùng sục thì trâu sẽ phản ứng, báo hiệu để cán bộ ta biết mà trốn thoát.


 


 

 

 Khu di tích này được bố trí thành 4 gian trưng bày với nhiều hiện vật có giá trị cùng

5 nhà tái hiện lịch sử và hầm bí mật. Tổng diện tích đất xây dựng là 340m2. Năm 2017,

Khu di tích đã đón tiếp hơn 100 đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.

Nguồn : Sưu tầm