Làng nghề đá chẻ

Làng nghề đá chẻ
Lịch Sử
Giới thiệu
Làng nghề đá chẻ tọa lạc tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Chi Tiết Về Làng nghề đá chẻ

Làng nghề đá chẻ Chi Tiết

Làng nghề đá chẻ tọa lạc tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nhiều người dân nơi đây cho hay, nghề nầy rất nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm…, phải chịu khó mới có chén cơm ăn. Nguồn cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở làm đá ở đây khá dồi dào, hầu hết các mỏ đá lớn đều nằm gần các cơ sở sản xuất tại xã Hòa Sơn như: Mỏ đá Đại La, Trường Bản, Hố Lan, Hố Phấn, Động Cao... Đúng như tên gọi, nghề làm đá chẻ được hiểu đơn giản là chẻ, cắt những khối đá lớn để trở thành những viên đá trang trí nội thất. Có 4 công đoạn cơ bản để đá từ nguyên liệu đến thành phẩm gồm rã đá (đập đá), cắt đá (dùng máy cắt), chẻ đá thành phẩm, đóng đá thành phẩm vào bao bì…
 

Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn – Đá Đà Nẵng | Vật Liệu Xây Dựng Đà Nẵng

Theo đó, các chủ cơ sở mua đá nguyên liệu từ mỏ đá về trại làm đá. Thợ đập đá sẽ nhận khoán rã (đập) số đá nguyên liệu đó ra những bản nhỏ hơn. Sau đó, thợ cắt đá sẽ dùng “máy cưa” cắt các khối đá đã được rã nhỏ thành những khổ đá có kích thước bề ngang và dài cụ thể như 10 x 20 (cm), 15 x 30 (cm)… Khâu cuối cùng, các thợ chẻ đá lấy những viên đá đã được cắt thành khổ dùng búa nhỏ và xì rô mỏng để chẻ thành những viên đá có độ dày tùy theo đơn hàng gọi là “đá tẩy” (3mm, 5mm, 1cm, 2cm…). Đa số phu nữ, lao động phụ làm khâu cuối cùng. Thu nhập của một “thợ đá” nơi đây từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày tùy vào năng suất lao động của từng người.
“Hiện nay, loại hình đá ốp tường để trang trí có nhiều kích cở, giá cả tuỳ theo từng loại, đối với loại đá tẩy, giá tại nơi sản xuất khoảng 50.000 đồng /m2. Riêng loại đá suối (đá nhỏ để trang trí hoa văn, suối nước… giá khoảng 120.000 đồng/m2. Ngoài ra, còn có những bức phù điêu chạm khắc hình thần điêu, thiếu nữ…rất sinh động, có tiết diện khoảng 1.2m x 0.8m có giá khoảng 3.000.000 đồng / bức. Hiện nay, đá có 3 màu chính: Lông chuột, xanh, vàng… sản phẩm được cố định trong thùng cát tông hay dây ni lon chuyên dụng, có thể vận chuyển đi xa...”- Một người dân ở đây chia sẻ

Người chủ máy cắt người buốn bán đá trang trí Hòa Sơn cho hay, “làng nghề” đá chẻ Hoà Sơn với hơn 150 cơ sở sản xuất nằm ở hai bên đường qua các thôn Phú Hạ, Xuân Phú, Phú Thượng…với khoảng hàng trăm máy cắt đá hoạt động. Hằng ngày, có nhiều xe tải từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đến mua đá thành phẩm và loại đá này đã có mặt trên thị trường thế giới như Hoa Kỳ, Ý, Nhật, Đài Loan... Mỗi năm, các hộ sản xuất trong làng cung cấp cho thị trường 300.000m2 đá trang trí các loại. Sản phẩm đá chẻ Hòa Sơn có đặc điểm rất bền, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, được sử dụng làm đá ốp tường, lát nền sân cỏ, đường đi, đá cọc rào, đá xây bồn hoa, đá bậc thang, tranh áp tường nghệ thuật bằng đá, trang trí ở các khu nhà vườn, khu vui chơi giải trí và khu Resort ven biển...”.
Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất đá chẻ tại Hòa Sơn đang tồn tại nhiều bất cập là hầu hết các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ sản xuất không bảo đảm như: Đổ đá, nước thải ra khu vực dân cư sinh sống và các tuyến đường gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, bụi đá, nước thải... gây mất cảnh quan, vệ sinh môi trường. Trước thực trạng nói trên, từ Đề án quy hoạch, sắp xếp lại làng sản xuất đá chẻ Hòa Sơn của UBND huyện Hòa Vang, việc thành lập “Hợp tác xã dịch vụ đá trang trí Hòa Sơn” được coi là cấp bách nhằm xây dựng mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất kinh doanh được hoạt động có hệ thống, tập trung, bền vững.

Phê duyệt đề án phát triển làng nghề đá chẻ Hòa Sơn

Đề án “Phát triển Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn” được UBND Thành phố phê duyệt ngày 13-4-2020 với mục đích phát triển nghề đá chẻ trên cơ sở khai thác hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Dự án sẽ quy hoạch, sắp xếp đưa các hộ sản xuất và hộ bị ảnh hưởng giải phóng mặt bằng dự án đường ĐH2 vào hoạt động sản xuất đá chẻ tập trung tại khu vực quy hoạch; Góp phần giải quyết việc làm, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; Tiến đến xa hơn là thành lập “Cụm công nghiệp Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn”.
Ông Nguyễn Duy Phương, Chủ tịch UBND xã Hòa Sơn cho hay, để trở thành một làng nghề đá chẻ bài bản, có sức cạnh tranh trên thị trường và xa hơn nữa là trở thành cụm công nghiệp, làng nghề đá chẻ còn rất nhiều việc phải làm. Địa phương đang mong chờ đề án “Phát triển Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn” đã được UBND Thành phố phê duyệt sớm được triển khai thực hiện. Từ đó, bài toán ô nhiễm môi trường mới được giải quyết và có như vậy, làng nghề mới phát triển bền vững, tạo nguồn sinh kế lâu dài, ổn định cho người dân.