1. Làng nghề nước mắm Nam Ô nằm ở đâu?
Nam Ô là 1 làng chài nhỏ nằm phía nam đèo Hải Vân, nơi dòng sông Cu Đê ngày ngày mang phù sa đổ vào vịnh Đà Nẵng. Nằm ở vị trí địa lý đặc biệt như vậy nên nước mắm Nam Ô với lịch sử 400 là một sản phẩm quý của xứ Quảng để tiến vua ngày xưa, bên cạnh quế tiêu, vải lụa, trầm hương… Những giọt mắm nhĩ từ được sản xuất theo phương pháp hoàn toàn thủ công truyền thống, có vị thơm, ngọt tự nhiên và màu nâu hổ phách đặc trưng.
2. Làng mắm Nam Ô lưu giữ truyền thống từ nghìn đời
Du lịch Đà Nẵng nếu bỏ qua làng nước mắm Nam Ô thì thật đáng tiếc. Đây là làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Ngay cả những bậc cao niên trong làng cũng không nhớ chính xác tuổi đời của làng nghề này, chỉ nhớ từ khoảng cuối thế kỷ XIX ngôi làng này đã phát triển và nổi tiếng khắp vùng.
Bằng kinh nghiệm được truyền lại từ nhiều thế hệ, nước mắm chỉ sử dụng cá và muối ủ chượp mà thành. Cá cơm than đánh bắt vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, phải lựa chọn cá to vừa phải, béo tròn, tươi xanh. Cá được ướp bằng muối biển tinh khiết, hạt to, trắng trong từ Sa Huỳnh hay Cà Ná, được ủ ròng trong vòng 6 tháng để những thành phần gây vị bất lợi (chát, đắng, nóng cổ) chảy đi, vị mặn dịu lại. Các loại nước mắm của làng nghề từng được lựa chọn để tiến Vua. Để có được mẻ nước mắm thơm ngon, người dân địa phương luôn cố gắng gìn giữ những kinh nghiệm làm nghề. Mẻ nước mắm nào cũng có vị ngọt, màu đỏ thẫm khá bắt mắt.
3. Quy trình làm nước mắm truyền thống tại Nam Ô có gì đặc biệt?
Nghe giới thiệu làng nghề nước mắm Nam Ô, du khách cũng có thể hiểu được điều làm nên sự khác biệt của thức quà này đó chính là vị ngon, hương thơm của nó. Để làm được điều đó, người dân đã trải qua nhiều năm tạo thương hiệu truyền thống, cụ thể từng công đoạn đều được thực hiện thủ công, tỉ mỉ.
Nguyên liệu chính để tạo nên thức quà nổi tiếng của Đà Nẵng đó chính là cá cơm than. Loại cá này được đánh bắt nhiều vào khoảng tháng 3 âm lịch. Cá được lựa chọn phải là loại cá tươi, có kích thước vừa bằng ngón út.
Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, tuyệt đối không rửa qua cá bằng nước ngọt để có được vị ngon nhất. Bên cạnh đó, muối lựa chọn ướp cá phải là muối Cà Ná, từng hạt đều trắng, già. Muối không bị nhiễm nước mưa.
Cá sau khi cho đều từng lớp cá ướp muối xong, người dân sẽ tiến hành cho vào hũ sành và đặt tại những nơi khô, thoáng. Phần thân của hũ sẽ được ghi rõ ngày tháng ủ để đảm bảo ủ đúng thời gian.
Các mẻ cá sẽ được ủ trong thời gian từ 1 năm đến 18 tháng. Sau đó, đa số người dân đều sử dụng cách lọc nước mắm thủ công, dùng vuột tre (tương tự như cái phễu), sau đó lấy một tấm vải sạch lót lên, phía dưới để một cái thau để hứng nước mắm.
Sau khi lọc xong nước mắm, người dân không đóng chai ngay mà tiếp tụ ủ trong chum sành, sử dụng vải để đậy lại. Công đoạn này giúp cho thành phẩm sau cùng có được vị thơm ngon, dịu hơn.
4. Các loại nước mắm Nam Ô có giá bao nhiêu?
Mua nước mắm truyền thống ở đâu ngon nhất là câu hỏi của nhiều du khách. Khi có dịp ghé thăm làng nghề nước mắm Nam Ô, bạn có thể mua ngay tại đây để có được mức giá tốt và sản phẩm ngon nhất.
Nếu có dịp lên Nam Ô, ngoài việc tắm biển chụp ảnh với bãi rêu xanh mướt, hay thưởng thức món gỏi cá Nam Ô đặc sản, xin mời các bạn ghé thăm các xưởng sản xuất nước mắm truyền thống để hiểu rõ hơn về cách làm chén nước mắm mà gia đình nào cũng sử dụng, cùng nhau hít hà hương vị đặc trưng của quê nhà bạn nhé.
Nguồn : Sưu tầm